Điểm tin báo chí viết về Quảng Trị

https://diembao.quangtri.gov.vn


Nông sản đi cáp treo tự chế ở miền tây Quảng Trị

Người dân vùng cao Quảng Trị tự chế cáp treo từ thô sơ đến có máy móc hỗ trợ để vận chuyển nông sản qua sông sâu, đồi cao.
Nương rẫy của người dân vùng cao huyện Đăkrông (Quảng Trị) chủ yếu ở đồi cao, dốc sâu. Với kiểu canh tác truyền thống, mỗi khi thu hoạch, nông sản được gùi cõng bằng sức người. Một vài năm trở lại đây, người dân sáng tạo hình thức vận chuyển nông sản bằng cáp treo tự chế.

Nương rẫy của người dân vùng cao huyện Đăkrông (Quảng Trị) chủ yếu ở đồi cao, dốc sâu. Với kiểu canh tác truyền thống, mỗi khi thu hoạch, nông sản được gùi cõng bằng sức người. Một vài năm trở lại đây, người dân sáng tạo hình thức vận chuyển nông sản bằng cáp treo tự chế.

 
Người dân thôn A La (xã Ba Nang) tận dụng sợi cáp điện lực, néo chặt vào hai gốc cây, treo bao sắn lên bằng móc sắt uốn cong rồi thả trôi tự do về phía đồi bên kia. Anh Hồ Văn Ri cho biết mỗi lần chuyển sắn có trọng lượng 30-50 kg. “Phía bên kia là ngay đường lớn, chuyển lên xe tải. Ngày trước sắn đóng vào bao, lăn từ trên đồi xuống rồi gùi sau lưng rất mất sức, mất thời gian”, anh Ri nói.

 

" />  

Người dân thôn A La (xã Ba Nang) tận dụng sợi cáp điện lực, néo chặt vào hai gốc cây, treo bao sắn lên bằng móc sắt uốn cong rồi thả trôi tự do về phía đồi bên kia. Anh Hồ Văn Ri cho biết mỗi lần chuyển sắn có trọng lượng 30-50 kg. “Phía bên kia là ngay đường lớn, chuyển lên xe tải. Ngày trước sắn đóng vào bao, lăn từ trên đồi xuống rồi gùi sau lưng rất mất sức, mất thời gian”, anh Ri nói.

 
Trong khi đó, ông Hồ Văn Thắng ở xã Húc đầu tư hẳn 2 triệu đồng mua cáp sắt, ròng rọc để chuyển sắn từ đồi cao ra đến đường Hồ Chí Minh. Hết vụ thu hoạch, sợi cáp được thu lại và cất vào kho. Ngoài ra, ông Thắng cũng cho người dân trong thôn thuê cáp với giá 200.000 đồng/ngày để chuyển nông sản.

 

" />  

Trong khi đó, ông Hồ Văn Thắng ở xã Húc đầu tư hẳn 2 triệu đồng mua cáp sắt, ròng rọc để chuyển sắn từ đồi cao ra đến đường Hồ Chí Minh. Hết vụ thu hoạch, sợi cáp được thu lại và cất vào kho. Ngoài ra, ông Thắng cũng cho người dân trong thôn thuê cáp với giá 200.000 đồng/ngày để chuyển nông sản.

 
Khác với những người trên chuyển nông sản hoàn toàn thô sơ, sợi cáp để chuyển keo lai của ông Nguyễn Hải Ngọc (trú xã Lương Lễ, huyện Hướng Hóa) có sự hỗ trợ của động cơ xe máy được độ chế. Hệ thống này được ông tự chế một năm trở lại đây, với giá thành khoảng 15 triệu đồng.

 

" />  

Khác với những người trên chuyển nông sản hoàn toàn thô sơ, sợi cáp để chuyển keo lai của ông Nguyễn Hải Ngọc (trú xã Lương Lễ, huyện Hướng Hóa) có sự hỗ trợ của động cơ xe máy được độ chế. Hệ thống này được ông tự chế một năm trở lại đây, với giá thành khoảng 15 triệu đồng.

 
“Tôi hay mua keo lai của bà con ở bên kia sông nên tự nghĩ ra cáp để tiết kiệm sức lao động”, ông Ngọc cho biết. Ngày trước, cây được cưa cắt, lăn xuống sông Đăkrông rồi thuê nhân công vận chuyển lên, mất sức lao động, tốn thời gian, chi phí.

 

" />  

“Tôi hay mua keo lai của bà con ở bên kia sông nên tự nghĩ ra cáp để tiết kiệm sức lao động”, ông Ngọc cho biết. Ngày trước, cây được cưa cắt, lăn xuống sông Đăkrông rồi thuê nhân công vận chuyển lên, mất sức lao động, tốn thời gian, chi phí.

 
Một đầu cáp treo được quấn chặt vào nhiều gốc keo lai ở trên cao. Đầu còn lại được neo ở một trụ cây chôn sâu một mét, quấn chặt vào lan can của quốc lộ 9. Hệ thống cáp tự chế giúp chuyển thẳng keo lai từ đỉnh đồi ra quốc lộ 9 dựa vào trọng lực.

 

" />  

Một đầu cáp treo được quấn chặt vào nhiều gốc keo lai ở trên cao. Đầu còn lại được neo ở một trụ cây chôn sâu một mét, quấn chặt vào lan can của quốc lộ 9. Hệ thống cáp tự chế giúp chuyển thẳng keo lai từ đỉnh đồi ra quốc lộ 9 dựa vào trọng lực.

 
Sợi cáp chính có đường kính 14 mm, mỗi lần chuyển hàng 200-300 kg. Cạnh đó là sợi cáp phụ để kéo 2 ròng rọc trở lại đỉnh đồi. 

 

" />  

Sợi cáp chính có đường kính 14 mm, mỗi lần chuyển hàng 200-300 kg. Cạnh đó là sợi cáp phụ để kéo 2 ròng rọc trở lại đỉnh đồi. 

 
Nhằm đảm bảo an toàn, ông Ngọc chế 2 vòng phanh để kiểm soát tốc độ trôi của bó keo lai. Sợi cáp dài 200 m giúp tiết kiệm quãng đường khá lớn.

 

" />  

Nhằm đảm bảo an toàn, ông Ngọc chế 2 vòng phanh để kiểm soát tốc độ trôi của bó keo lai. Sợi cáp dài 200 m giúp tiết kiệm quãng đường khá lớn.

 
Do tiết kiệm chi phí nên giá mua keo lai của ông Ngọc cũng cạnh tranh hơn so với trước kia.

 

" />  

Do tiết kiệm chi phí nên giá mua keo lai của ông Ngọc cũng cạnh tranh hơn so với trước kia.

 
Hết ngày làm việc, một số nhân công của ông Ngọc tỏ vẻ hào hứng khi đu mình trên sợi cáp để ra đường chính.

 

" />  

Hết ngày làm việc, một số nhân công của ông Ngọc tỏ vẻ hào hứng khi đu mình trên sợi cáp để ra đường chính.

 

 

 
 

 

 

 

Hoàng Táo

 

 

Nguồn tin: VnExpress

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây